TRUNG TÂM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH TỈNH HẬU GIANG

https://dvtchaugiang.gov.vn


Sở Tài chính Hậu Giang ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.

    Mục đích, yêu cầu là cụ thể hóa Kế hoạch số 38/KH-UBND ngày 07/03/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tiếp tục thực hiện và triển khai thi hành Luật PCTN năm 2018; các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về công tác PCTN.

   Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

   Triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

   Thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của đơn vị theo đúng quy định thời gian, địa điểm công khai, nội dung công khai, hình thức công khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Kế hoạch số 36/KH-STC ngày 21/12/2021 của Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang. Thực hiện kê khai và công khai tài sản, thu nhập năm 2021.

   Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc công khai, minh bạch những nội dung có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của mình, nhất là lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.

   Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo nguyên tắc công khai, dân chủ và đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để áp dụng tại đơn vị của mình. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các biểu hiện, hành vi tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát tiền, tài sản nhà nước.

   Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về ban hành quy tắc ứng xử của CBCCVC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Quy định về thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ.

   Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

   Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng một cửa điện tử trong giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính, ứng dụng chữ ký số trong việc gửi, nhận và sử dụng văn bản điện tử, sử dụng chương trình quản lý văn bản và điều hành góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho đơn vị.

   Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là Ban Thanh tra nhân dân nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật, ngăn chặn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.

   Tăng cường thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2022 đảm bảo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

   Tiến hành thanh tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt; tăng cường công tác xử lý sau thanh tra, các kết luận, quyết định, kiến nghị sau thanh tra cần phải được chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tham nhũng./.

     Triệu Thị Quyên – Thanh tra Sở

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây